Các kỹ thuật trong in lụa
Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:
• In lụa trên bàn in thủ công
• In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác( bán tự động)
• In lụa trên máy in tự động
Theo hình dạng khuôn in
• In dùng khuôn lưới phẳng
• In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
Theo phương pháp in
• In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
• In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
• In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được
Nguyên lý hoạt động
Dựa vào nguyên lý thấm mực, mực được đưa vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm và có một thanh gạt qua hình lưỡi dao làm bằng cao su. Thông qua tác động của gạt quét qua nên chỉ có một phần mực in thắm qua lưới và in lên vật liệu. Một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình ảnh hoặc chữ.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilong, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Ngày xưa, các kĩ thuật in ấn được làm thủ công nhưng với sự phát triển công nghệ hiên nay nó đã dần phát triển và tự động hóa bằng máy móc nhằm hiệu quả công việc hơn, rút ngắn thời gian và sức lực của con người.